Mô hình SaaS là gì? 3 điều cơ bản cần biết khi thực hiện chuyển đổi số với SaaS
- Tháng tám 22, 2021
- Blog chuyển đổi số
Bạn đã nghe về thuật ngữ “Mô hình SaaS” chưa? Hẳn mọi người đã quá quen thuộc với các cái tên như: Google, Microsoft, Adobe, Slack, Shopify…nhưng lại không biết đó là các sản phẩm của Mô hình SaaS. Vậy Mô hình SaaS là gì? Những điều cơ bản nào cần biết nếu muốn sử dụng mô hình này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1. Mô hình SaaS là gì? Ưu và nhược điểm của SaaS trong chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp
Mô hình SaaS là gì?
Mô hình SaaS là một trong 03 mô hình dịch vụ điện toán đám mây cơ bản, là viết tắt của cụm từ Mô hình Software as a service là một mô hình phân phối phần mềm trong đó nhà cung cấp bên thứ ba lưu trữ các ứng dụng và cung cấp chúng cho khách hàng qua Internet. Thay vì cài đặt hoặc tải xuống bản sao của ứng dụng, người dùng có thể truy cập sản phẩm từ trình duyệt web hoặc thiết bị di động. Sau đó, công ty cung cấp mô hình SaaS quản lý và cập nhật phần mềm dựa trên nhu cầu của người dùng. Rất tiện lợi phải không nào?
Mã nguồn của ứng dụng giống nhau đối với tất cả người dùng và khi các tính năng hoặc chức năng mới được phát hành, chúng sẽ được cập nhật cho tất cả khách hàng. Về lưu trữ dữ liệu, tùy thuộc vào mức độ thỏa thuận dịch vụ, thông tin của khách hàng cho từng mô-đun có thể được lưu trữ tại chỗ, trên đám mây hoặc bằng cả hai phương pháp. Tuy nhiên, để sử dụng Mô hình SaaS, doanh nghiệp của bạn phải trả một mức phí theo quy định của nhà cung cấp tùy theo các sản phẩm SaaS mà họ sử dụng.
Vậỵ ưu và nhược điểm của Mô hình SaaS là gì?
Ưu điểm của Mô hình SaaS là gì?
Không hạn chế quy mô sử dụng: Quy mô của Mô hình SaaS sẽ được quyết định dựa trên nhu cầu của người dùng. Các tài khoản sẽ được tích hợp bộ sản phẩm phần mềm đầy đủ theo gói sử dụng của doanh nghiệp mà không yêu cầu bổ sung về cơ sở hạ tầng và dữ liệu cũng sẽ được đồng bộ hóa.
Không hạn chế vị trí địa lý: Với việc hoạt động trên nền tảng Internet vạn vật (IoT – Internet of Things), mọi hoạt động đăng ký, sử dụng và quản lý mô hình SaaS đều được thực hiện trực tuyến và không bị hạn chế dù bạn ở đâu.
An toàn và tiết kiệm: Tất cả mọi dữ liệu sẽ được đồng bộ và lưu trữ trên nền tảng lưu trữ đám mây và được cập nhật thường xuyên, nên dù một hay tất cả các tài khoản người dùng gặp sự cố, thì việc khôi phục lại sẽ rất nhanh chóng và dễ dàng. Với Mô hình SaaS, mọi thao tác đều tự động hóa, doanh nghiệp chỉ cần phân công 1-2 nhân sự để quản lý, từ đó tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều.
Ngoài ra, các Công ty SaaS cũng rất linh hoạt khi tích hợp các gói Dùng thử (Free Trial) cho người dùng, rất phù hợp với những người dùng không có quá nhiều nhu cầu sử dụng.
Nhược điểm của mô hình SaaS là gì?
Tuy đươc đánh giá cao và được coi là một giải pháp công nghệ số không thể bỏ qua, nhưng các Mô hình SaaS vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm, có thể kể đến:
Sự bảo mật không tuyệt đối: Mặc dù việc bảo mật thông tin khách hàng đã được các công ty cung cấp mô hình SaaS quy định rất chi tiết trong Cam kết chất lượng dịch vụ (SLA). Nhưng với việc dữ liệu được lưu trữ trên “đám mây” và máy chủ không phải là độc quyền quản lý của doanh nghiệp, việc rò rỉ dữ liệu hoàn toàn có thể xảy ra. Nhất là khi các hacker mạng vẫn là một vấn nạn của nền công nghiệp số.
Mô hình SaaS chỉ có thể sử dụng khi có kết nối internet: Vì tất cả mọi phần mềm đều được lưu trữ và quản lý trên internet, nên khi mất kết nối, tất cả mọi hoạt động sẽ bị gián đoạn.
Các phần mềm tự động cập nhật: Các sản phẩm của Mô hình SaaS luôn được cài đặt để tự động cập nhật khi có phiên bản mới. Tuy nhiên, việc cập nhật giao diện và tính năng của nhà sản xuất đôi khi lại không báo trước cho người dùng, việc này làm ảnh hưởng không nhỏ đối với những ai đã quen thuộc với phiên bản cũ. Gây ức chế trong việc sử dụng.
Để khắc phục, doanh nghiệp vẫn nên duy trì các phương pháp lưu trữ vật lý (bằng văn bản, giấy tờ…) đối với những dữ liệu quan trọng, sử dụng song song các dịch vụ tương tự khác để công việc không bị gián đoạn nếu phải làm quen lại với các phần mềm được cập nhật.
2. Các dạng mô hình SaaS phổ biến tại Việt Nam
Hiện nay, có 2 Mô hình SaaS phổ biến đang được cung cấp theo nhu cầu tại việt Nam. Đó là: B2B SaaS và B2B SaaS.
Mô hình B2B SaaS – Mô hình SaaS từ Doanh nghiệp đến doanh nghiệp, là dịch vụ cung cấp phần mềm (ứng dụng, tiện ích mở rộng, tiện ích bổ sung) của một doanh nghiệp cho các doanh nghiệp khác. Sản phẩm của họ có chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và năng suất hơn với công nghệ tự động hóa cao. Mục đích chính của nó là cắt giảm chi phí nhân lực. Do giá trị này, một số lượng lớn các công ty đang sử dụng phần mềm SaaS đó để tối ưu hóa các dịch vụ bán hàng, tiếp thị và chăm sóc khách hàng nhằm nâng cao hiệu suất của cửa hàng và tạo thêm doanh thu.
Các công ty cung cấp Mô hình B2B SaaS nổi tiếng là: Google, Microsoft, Adobe, Slack,…
Mô hình B2C SaaS – Mô hình SaaS từ Doanh nghiệp đến Khách hàng, nhắm mục tiêu đến những người mua sản phẩm để sử dụng cho mục đích cá nhân. Các dịch vụ thường phục vụ cho mục đích giải trí, tài chính cho cá nhân và tổ chức. Dropbox, LinkedIn, Shopify là những Mô hình B2C SaaS phổ biến.
Tuy nhiên, để đa dạng hóa người dùng, các công ty cung cấp mô hình B2C SaaS đều cung cấp thêm gói B2B SaaS theo nhu cầu của doanh nghiệp.
3. Có thể chuyển đổi mô hình ứng dụng sẵn có sang mô hình SasS không?
Nếu bạn đã có một phần mềm quen thuộc và bạn muốn chuyển đổi sang mô hình SasS, liệu có thể thực hiện được không?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Điều bạn cần là một công ty thiết kế App đáng tin cậy và Appigital là một trong số đó. Việc chuyển đổi sẽ bao gồm 4 bước cơ bản sau:
Bước 1: Phân tích ứng dụng/phần mềm
Việc này sẽ xác định được một phần hay toàn bộ ứng dụng/phần mềm nên được được chuyển đổi sang Mô hình SaaS.
Bước 2: Liên hệ công ty thiết kế phần mềm
Các công ty thiết kế phần mềm, ví dụ: Appigital.com sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm cho việc hỗ trợ chuyển đổi và bảo trì, quản lý khi phần mềm/ứng dụng của bạn được chuyển đổi thành công sang mô hình SaaS.
Bước 3: Chọn lựa nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây
Vì nền tảng lưu trữ chính của mô hình SaaS là lưu trữ trên đám mây, nên việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ này cũng đặc biệt quan trọng. Một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây chất lượng cần đảm bảo các yếu tố trải nghiệm nhóm và dịch vụ khách hàng tốt, số lượng người dùng không bị hạn chế.
Bước 4: Chuyển đổi và nâng cao năng lực đội ngũ
Thời gian chuyển đổi sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp của phần mềm/ứng dụng. Đồng thời, việc nâng cao năng lực đội ngũ về các thay đổi, tích hợp của phần mềm/ứng dụng sau khi được chuyển đổi là rất cần thiết. Thường thì các công ty cung cấp dịch vụ chuyển đổi như Appigital sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm đào tạo.
4. Kết luận
Trên thực tế, Mô hình SaaS là một mô hình đang được sử dụng ngày một phổ biến. Theo một cuộc khảo sát do BetterCloud công bố, có ít nhất 80% ứng dụng được sử dụng trong các doanh nghiệp là sản phẩm của các Mô hình SaaS. Tỷ lệ này cũng được ước tính sẽ tăng vọt trong những năm tiếp theo. Có thể nói, mô hình SaaS là yếu tố quan trọng giúp đơn giản hóa quy trình chuyển đổi số không chỉ tại Việt Nam mà còn trên cả thế giới.
Về chúng tôi
Chúng tôi là công đội ngũ các công dân số, hoạt động trong lĩnh vực chuyển đổi số và thực thi chuyển đổi số ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau, với các dịch vụ về thiết kế phần mềm, thiết kế app, phát triển ứng dụng theo yêu cầu, digital marketing...
More from our blog
See all postsRecent Posts
- Top 30 mô hình ứng dụng APP mobile sử dụng AI Tháng chín 2, 2024
- Dịch vụ Thiết Kế APP AI Tháng chín 2, 2024
- Dịch vụ thiết kế APP Đà Nẵng Tháng chín 2, 2024